Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Thời Bắc thuộc,  do đặc điểm địa lý  và quan hệ chính trị, nền  y dược  Việt Nam có sự giao thoa và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền  y dược  Trung Quốc.  Qua trao đổi học hỏi những vị thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh kết hợp với các loại thảo dược bản địa đặc thù đã tạo nền móng đầu tiên cho mảng Đông dược nói riêng và ngành dược Việt Nam nói chung.
 
Figure 1.1: Ngô Vương  Quyền đại phá Hoằng Thao
Năm 938, thời kì Bắc thuộc kết thúc,  ngành y dược Việt Nam tiếp tục phát triển.  Từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn, nền y dược dân độc đã được chú trọng đáng kể. Từ năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa  Tây y vào nước ta, năm 1902 mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện.  Dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm phát triển.
Giai đoạn 1946 – 1954 kháng chiến chống Pháp ngành dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lí. Ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng  mọi nguyên liệu  sẵn có từ cây thuốc trong nước.  Thời kì này, Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống  tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu... Cũng ở trong giai đoạn này, tại Thanh Hóa, chính quyền đã mở các lớp trung cấp dược, ở chiến khu Việt Bắc có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu.
Giai đoạn  1954 –  1975, miền Bắc tiến hành cải tạo ngành dược tự  doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh. Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam, hình thành một mạng lưới sản xuất  dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp.
Giai đoạn sau 1975, ngành dược phát triển qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể. Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng 0,5 -  1USD/năm. Do thuốc trong thời kỳ này khan  hiếm nên tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng.
Giai đoạn 2 (1990  – 2005): Các nhà thuốc và các công ty sản xuất thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn.  Đặc biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định  58 của Thủ tướng chính phủ về công nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình trạng thiếuthuốc của nhiều năm trước đây. Giai đoạn này cũng chứng kiến quá trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo chủ trương cổ phần hóa của nhà nước.

Figure 1.2: Hội nhập với Quốc tế đang là vấn đề sống còn
với các doanh nghiệp Generic Việt Nam
Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay):  Các công ty dược đẩy mạnh quá trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN à GMP- WHO à PIC/S à EU-GMP… nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng gia tăng và phù hợp với quá trình toàn cầu hóa của ngành dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.
Nguồn: Báo cáo ngành dược phẩm, Tr.11, Fpt securities, 04/2014

 P/s: Khởi đầu ngu muội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét